Cách đọc bản vẽ cốp pha

Đọc bản vẽ cốp pha là một trong những kỹ năng cần thiết của những người thợ thi công và nhà thiết kế nhằm mang lại một công trình theo đúng ý muốn. Tuy nhiên ngay cả những người không làm trong ngành xây dựng vẫn có thể đọc được bản vẽ này nếu được hướng dẫn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách đọc bản vẽ cốp pha để các bạn có thể tham khảo và vận dụng trong một số trường hợp cần thiết. 

Bản vẽ cốp pha là gì?

Cốp pha là một loại khuôn đúc bê tông, được làm từ nhiều nguyên liệu như gỗ, nhôm, sắt, thép,… và dùng vào việc định hình các khối bê tông cốt thép theo bản vẽ sẵn có. Do vậy, bản vẽ cốp pha là bản vẽ thể hiện những hình ảnh, chú thích và thiết kế chi tiết về các cốp pha, dựa vào đó để có thể thi công công trình có độ chính xác cao hơn. 

Cách đọc bản vẽ cốp pha

  • Bản vẽ sections

Thể hiện tất cả các mặt cắt qua kết cấu, cốp pha lúc này sẽ được bố trí theo phương đứng trên mỗi section. Bản vẽ sections cho chúng ta biết được các thông tin như sau:

Cách bố trí cốp pha theo chiều cao: Cao bao nhiêu, các tấm được sắp xếp như thế nào, tấm nào ở dưới và ở trên,….

Cách bố trí lỗ nối chốt và lỗ xỏ lá theo phương thẳng đứng.

Bố trí các phụ kiện kèm theo như gông, cáp kéo, neo, chống,….

Cách đọc bản vẽ sections cốp pha
Cách đọc bản vẽ sections cốp pha
  • Bản vẽ chú thích tên gọi các tấm 

Bản vẽ chú thích gồm bao gồm tên gọi các tấm như  rocket, tấm thành dầm, tấm đáy dầm,… và vô số vật liệu khác được thể hiện bên trong bản vẽ chú thích. Bạn sẽ biết được tên gọi các vật dụng, hình dáng nó trông như thế nào trên mặt bằng để có thể đọc hiểu các bản vẽ khác ở trang kế tiếp. 

Cách đọc bản vẽ chú thích tên gọi
Cách đọc bản vẽ chú thích tên gọi
  • Bản vẽ thể hiện vị trí tấm kim loại để định hình kết cấu

Đây là bản vẽ quan trọng nhất vì khi nhìn vào đó, bạn sẽ biết được cách lắp như thế nào, ở đâu. Thứ tự sắp xếp thông tin các vật dụng trên bản vẽ cũng đồng thời thể hiện trình tự lắp:

  1. Tấm vách (Wall panels): Thể hiện dựa theo hướng nhìn của bạn, chiều cao giữa các tấm ở các vị trí có chiều dày khác nhau sẽ được thể hiện qua những ký hiệu khác nhau.
  2. Tấp đáy dầm (Beam bottom panels): Hướng dẫn bạn lắp các tấm cốp pha đáy của các dầm, bao gồm luôn các vị trí bố trí cây chống dầm.
  3. Tấm thành dầm (Beam): Thể hiện luôn cả kích thước dầm, bề rộng x chiều cao.
  4. Tấm SC (tấm góc chuyển hướng từ vách lên sàn): Thể hiện cốp pha lắp vào góc sàn, nơi chuyển hướng từ đứng sang ngang.
  5. Tấm sàn (Slab panels): Thể hiện kích thước tấm sàn. 
  6. Mặt đứng cầu thang (Stair elevation): Bao gồm mặt đứng và cả mặt bằng của elevation. 
  7. Ngoài ra, các bản vẽ khác còn có: Dầm nổi (Unstand beam), cáp đậy (cap panels),… 

Lời kết

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản về cách đọc bản vẽ cốp pha. Tuy nhiên để truyền tải hiểu được hết các bản vẽ là điều không thể đối với thời lượng một bài viết ngắn ngủi. Vậy nên nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ https://thepducviet.vn/ để được tư vấn, hướng dẫn và giải đáp sớm nhất. 

Xem bảng giá barem ở đây

Xem thêm: Kích thước chân giàn giáo chuẩn an toàn

 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THÉP ĐỨC VIỆT

Trụ sở chính : Đường 419 - Phùng Xá - Thạch Thất - Hà Nội

Điện thoại : 02433.675.777 - 0363.678.345 - 0336.39.1980

Email : ducviet433@gmail.com

Website : https://thepducviet.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline (24/7)
0363.678.345
FANPAGE Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi ngay 2
FANPAGE